Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mục tiêu 2019 sẽ là

Năm mới 2019 đã tới, mục tiêu của bạn là gì? Còn mình thì năm nay có 1 mục tiêu là viết tối thiểu 52 bài blog. Viết để làm gì nhỉ? Đơn giản là vì sau 1 thời gian cũng không ngắn lăn lộn trong lĩnh vực nhúng, mình đã vấp phải nhiều khó khăn, nhiều trả giá nên mình tin rằng những chia sẽ này sẽ giúp ích cho người nào đó khi cần. Và một lý do nữa là mình thích thì mình viết thôi 😁 Viết về cái gì đây? Mình sẽ viết về 3 chủ đề chính bao gồm: C Languages: Mình sẽ nói về những điều mà mọi người hay mơ hồ, những Design pattern hay sử dụng khi sử dụng C trong các dự án với Microcontroller. RTOS: Mình sẽ chia sẻ về hệ điều hành thời gian thực và thực tế cách mình đã sử dụng nó như thế nào để giải quyết các bài toán. ESP: Mình sẽ viết về cách phát triển ESP8266 và ESP32 dựa trên Adruino và SDK từ Espressif. Viết như thế nào nhỉ? Tự đặt ra nguyên tắc là mỗi bài viết phải dài ít nhất là 200 từ để đảm bảo về nội dung (chứ không thì biết lấy gì ra kiểm định chất lượng b
Các bài đăng gần đây

Dùng FreeRTOS cho MCU khác không có trong Demo. (Ex Atmega128)

Bài trước: Cách biên dịch 1 chương trình đơn giản từ ví dụ của FreeRTOS Atmega 32 chỉ có 32 Kbytes Flash, mà FreeRTOS viết 2 cái Task nháy led thôi mà cũng đã ngốn hết mất 31 Kbytes rồi, còn đâu bộ nhớ mà viết nữa chứ, vậy nên nhu cầu biên dịch nó cho 1 MCU có Flash lớn hơn là cần thiết. Mình đang hướng đến dùng với con Atmega128 với 128 Kbytes tha hồ mà code. Nhưng chính cái này đã làm mình đau đầu mấy hôm nay, chương trình mình viết lại cho Atmega128 biên dịch đúng rồi, không có lỗi lầm gì cả vậy mà khi nạp vô chip lại không chạy được :(( Và hôm nay vào 1 chiều đầy gió mình đã phát hiện ra được vấn đề nó nằm ở đâu < mừng kinh khủng khiếp > nên viết luôn bài này kẻo lại quên thì khổ. Để biên dịch cho Atmega 128 thì phải làm những  bước sau: Bước 1: Vào file makefile ở trong tệp demo, ta sẽ sửa file này đầu tiên.                Sửa lại MCU sử dụng từ "MCU = atmega323" thành "MCU =atmega128"               Sửa lại linker flags từ      "LDFL

Cách biên dịch 1 chương trình đơn giản từ ví dụ của FreeRTOS

Bài trước: Chap 5: Memory Management (Quản lý bộ nhớ) Bây giờ mình sẽ hướng dẫn cách biên dịch chương trình viết cho Atmega323, cái này đã có sẵn trong ví dụ của FreeRTOS rồi. Mình chỉ hướng dẫn chi tiết lại thôi bởi vì đợt trước vì cái này mà mình phải xoay sở 1 thời gian rất dài :-( Mình biên dịch chương trình bằng WinAVR với trình biên dịch AvrStudio. NOTE: Những file mình nói xóa là những file không cần thiết nên mình bảo xóa để có cái nhìn rõ ràng hơn về cấu trúc của Demo này thôi, chứ nếu mà để lại thì cũng không bị lỗi gì đâu. Bước 1: lấy các file cần thiết. Mở thư mục FreeRTOS sau khi giải nén, xóa các tệp trừ 2 tệp Demo và Source. Vào tệp Source, vào tệp portable và xóa hết các tệp trong đó chỉ trừ lại 2 tệp MemMang ( chứa các file quản lý RAM ) và GCC. Vào tệp GCC lại thấy 1 đống tệp nữa, ta lại xóa hết chỉ trừ tệp ATmega323 ( Chứa các file cần thiết để định nghĩa về tool biên dịch). Thoát ra tệp Source vào tệp Demo, trong này cũng có 1 đống tệp ta lại xóa hết, chỉ t

Chap 5: Memory Management (Quản lý bộ nhớ)

Bài trước: Chapter 4: Resource Management ( Quản lý tài nguyên). Phù! Vậy là đi đến chương cuối cùng về các kiến thức của hệ điều hành FreRTOS này rồi :D Phần này nói về phần quản lý bộ nhớ RAM của vi điều khiển. Với hàm C chuẩn thì ta có 2 hàm là malloc() và free() nhưng mà khi sử dụng những hàm này sẽ nảy sinh 1 số vấn đề như: 1. Không phù hợp với các hệ thống nhúng nhỏ. 2. Quá trình thực thi cần 1 không gian tính toán lớn. 3. Không đảm bảo an toàn. 4. Không phải là cấp phát động. 5. Có thể gây nên hiện tượng phân mảnh bộ nhớ. ......... Do đó nên FreeRTOS sử dụng 2 hàm thay thế là pvPortMalloc() ; và vPortFree(); Có ba file định nghĩa sẵn các hàm này là heap_1.c, heap_2.c và heap_3.c nằm ở trong chỉ dẫn: FreeRTOS\Source\Portable\MemMang. I. Heap_1.c    Là 1 version cơ bản trong quản lý bộ nhớ, trong này chỉ có hàm pvPortMalloc() mà không có  hàm vPortFree tức là chỉ có cấp phát bộ nhớ mà không thể giải phóng sau khi đã cấp phát. Cấu hình độ lớn của RAM bằng hằng số conf

Chapter 4: Resource Management ( Quản lý tài nguyên).

Bài trước: Chapter 3: Interrupt management (quản lý ngắt). Qua 3 chương 1,2,3 thì mình cũng gần như đã nắm được cơ bản về hoạt động của FreeRTOS, thấy nó cũng gần giống như 1 OS thực chạy trên PC như Ubuntu, Windown... tất nhiên là cái này đơn giản hơn nhiều rồi. Và có 1 tin cực vui là bây giờ mình đã có thể built thành công 1 chương trình FreeRTOS thực tế nhỏ nhỏ rồi :D dù nó chạy chưa được chuẩn cho lắm nhưng mà cũng là 1 thành công sau mấy tháng cố gắng nghiên cứu. hehe Tiếp theo là chương 4 về quản lý tài nguyên, đây là 1 chương cũng khá quan trọng, những kiến thức của chương này sẽ đảm bảo cho 1 chương trình không chỉ chạy được mà phải chạy đúng và ổn định theo thời gian. Trong chương này chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi sau:        + 1 critial section là gì? (kiểu như là 1 khu vực được bảo vệ ấy)        + Loại trừ lẫn nhau là gì?        + Trạng thái suspend (lơ lửng) là như thế nào?        + Mutex là gì và dùng thế nào? Rồi, bắt đầu nào! Đầu tiên có 1 việc mà ta hay làm

Chapter 3: Interrupt management (quản lý ngắt).

Bài trước: Chapter 2: Queue Management (Quản lý hàng đợi). Nối tiếp chương 2 về quản lý hàng đợi, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quản lý ngắt. Ngắt là 1 thành phần cực kỳ quan trọng trong lập trình nhúng, nếu bạn đã học qua về vi điều khiển thì chắc không phải nói nhiều về cái này làm gì. Còn nếu chưa thì hiểu nôm na Ngắt là 1 sự kiện mà nó luôn được ưu tiên cao nhất, tức là khi sự kiện ngắt xảy ra thì tất cả mọi sự kiên khác đều phải dừng lại để ngắt thực hiện công việc của mình. Nhưng có 1 sự khác nhau ở ngắt trong FreeRTOS và ngắt thông thường ở chỗ: Khi ngắt thông thường xảy ra nó sẽ nhảy vào hàm ngắt và các công việc cần phải làm đều đặt trong hàm ngắt. Còn ở FreeRTOS thì khi ngắt xảy ra nó sẽ nhảy vào hàm thủ tục ngắt, hàm thủ tục ngắt lại phát đi 1 "tín hiệu" để hàm thực hiện chức năng của ngắt Unblocking và hàm này có Priority cao hơn tất cả các task khác nên nó sẽ thực hiện ngay lập tức. Tín hiệu ở đây chính là Semaphore, có 2 loại Semaphore là Binary Semaph

Chapter 2: Queue Management (Quản lý hàng đợi).

Bài trước: Chap 1: Task management (Quản lý Task). Ở chap này chúng ta sẽ học về hàng đợi, cách khởi tạo và thức hoạt động của nó. Hàng đợi là nơi lưu trữ dữ liệu của các Task, không gian của hàng đợi có giới hạn và do người dùng định nghĩa. Về cơ bản thì hàng đợi hoạt động theo nguyên tắc FIFO (vào trước thì ra trước), tất nhiên bình thường là thế nhưng trong những trường hợp đặc biệt ta vấn có thể cho nó vào sau mà ra trước. 1 hàng đợi có thể dùng để phục vụ nhiều Task khác nhau. Khi 1 task chờ để ghi dữ liệu vào hàng đợi hoặc là đọc dữ liệu ra từ hàng đợi thì nó sẽ bị rơi vào trạng thái Block, nó sẽ thoát khỏi trạng thái này khi công việc của nó thành công hoặc là Time Out (Thời gian đợi mà mình cho phép kết thúc). 1. Khởi tạo 1 hàng đợi:     xQueueHandle xQueueCreate ( unsigned portBASE_TYPE uxQueueLength,                                                      unsigned portBASE_TYPE uxItemSize );     uxQueueLength: là độ dài của hàng đợi, là số "từ" mà hàng đợi có